Các vết thương thường mất nhiều thời gian để chữa lành nếu không được xử lý đúng cách. Vết bỏng trên diện rộng có thể dẫn đến hoại tử thứ phát, bỏng sâu, co rút bề mặt da và để lại sẹo nghiêm trọng.
Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, do mâu thuẫn trong việc tranh chấp tài sản (chia quyền thừa kế đất), khoảng 9 giờ 30 phút ngày 30/10, 3 con gái của bà Vũ Thị Đều (SN 1961, ở thôn Thiên Lộc, xã Trung Hòa) gồm: Đỗ Thị Định (SN 1982, ở thôn Thiên Lộc, xã Trung Hòa); Đỗ Thị Điểm (SN 1988, ở xã Trung Hưng; cùng huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) và Đỗ Thị Đưa (SN 1990, ở phường Nhân Hoà, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên) mang theo 1 can xăng loại 10 lít đến nhà bà Đều, đổ xăng xuống nền nhà rồi châm lửa đốt.
Hậu quả, bà Đều và 3 cô con gái bị thương phải đi cấp cứu. Tài sản thiệt hại do vụ cháy khoảng 50.000.000 đồng. Ngày 27/11, theo thông tin mới nhất, chị Đỗ Thị Điểm (SN 1988, ở xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ) đã không qua khỏi do bị bỏng nặng.
Trước đó, ngày 18/11, người con gái cả của bà Đều là Đỗ Thị Định (SN 1982, ở thôn Thiên Lộc, xã Trung Hòa, huyện Yên Mỹ) cũng đã không qua khỏi do bị bỏng nặng. Tại Bệnh viện, người mẹ tiên lượng nặng nhất bị bỏng trên 60%, 2 người con gái bị bỏng trên 30%, người con gái còn lại bị bỏng 5%.
Thế nhưng đến nay, lần lượt 2 người con gái bị bỏng trên 30% đã không thể cứu chữa. Người mẹ được cho là nặng nhất vẫn đang được tích cực điều trị.
Lý giải điều này, BS Nguyễn Văn Thống – nguyên trưởng Khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, bỏng xăng là bỏng nhiệt khô. Xăng dầu cháy ở nhiệt độ cao nên thường gây bỏng sâu. Di chứng của vết thương do bỏng để lại rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là tâm lý của người bệnh.
Đáng ngại là, bỏng xăng có những nguy hiểm khác với bỏng thông thường như bỏng dầu ăn, bỏng nước sôi. Bởi theo BS Thống, trong một vài trường hợp (ví dụ như ở trong phòng đóng kín cửa theo mô tả của báo chí như gia đình ở Hưng Yên) thì còn thêm cả nguy cơ bỏng hô hấp. Đây là loại bỏng cực kỳ nguy hiểm nhưng không dễ phát hiện nếu chỉ bị mức độ nhẹ.
Các vết thương thường mất nhiều thời gian để chữa lành nếu không được xử lý đúng cách. Vết bỏng trên diện rộng có thể dẫn đến hoại tử thứ phát, bỏng sâu, co rút bề mặt da và để lại sẹo nghiêm trọng.
Nguy hiểm hơn, vết thương có thể bị vi khuẩn xâm nhập, suy thận, suy đa tạng, nguy hiểm đến tính mạng. “Để dự đoán khả năng sóng sót khi bị bỏng xăng ngành y gọi là tiên lượng căn cứ vào nhiều yếu tố:
Thứ nhất, độ sâu của bỏng (sâu đến lớp nào của da);
Thứ hai, diện tích bỏng chiếm bao nhiêu trên bề mặt cơ thể, đây là yếu tố rất quan trọng;
Thứ ba, tuổi tác của nạn nhân. Nếu nạn nhân quá nhỏ tuổi hoặc quá lớn tuổi nhưng cùng với diện tích bỏng như nhau thì 2 nhóm đối tượng này nguy cơ xấu hơn;
Thứ tư, cấp cứu ban đầu, nếu biết sơ cứu ban đầu tốt thì nhẹ đi. Việc sơ cứu không đúng cách, tự điều trị tại nhà hoặc các phương pháp dân gian có thể dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vết thương do bỏng xăng và suy đa tạng cho nạn nhân.
Thứ năm, điều trị. Nếu bệnh nhân được điều trị bài bản ngay từ đầu hoặc ở những trung tâm chuyên sâu thì nguy cơ không qua khỏi cũng thấp hơn;
Thứ sáu, những vấn đề bệnh lý nền trước đó. Ví dụ như trẻ con có bệnh bẩm sinh mà mình chưa biết , dù có cùng độ bỏng cũng có khả năng ra đi cao hơn.
Thứ bảy, bệnh nhân có bỏng hô hấp không? Bởi có những trường hợp bị bỏng trong buồng kín chỉ hít vào nên không có biểu hiện nặng như (giọng nói khàn nặng, khó thở nặng, có thể tắc thở, tím tái…) nên rất dễ bị bỏ qua.
Trong trường hợp này dù chỉ bỏng hô hấp ở mức độ nhẹ kết hợp với bỏng toàn thân nữa thì nguy cơ không qua khỏi cũng lớn hơn”, BS Nguyễn Văn Thống nhấn mạnh.
Vị bác sĩ chuyên khoa bỏng cũng nhấn mạnh, bỏng xăng thường nhiệt độ cao hơn, khi cháy nhất là trong buồng kín không khí nóng dễ hít phải gây bỏng hô hấp, xăng cháy tạt dễ bám vào quần áo gây cháy. Mà khi cháy cả quần áo thì dễ bám, dính vào da càng gây nặng cao.
“Trong khi đó, vừa bỏng sâu bên ngoài lại kết hợp với bỏng hô hấp – dù nhẹ mà không được điều trị kịp thời thì rất dễ diễn biến nặng, nguy cơ không qua khỏi cao”, BS Thống phân tích.
Sáng 27/11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, anh Đỗ Văn Điển (con trai thứ hai của bà Vũ Thị Đều, người bị ba cô con gái đổ xăng đốt nhà) cho biết em gái anh là Đỗ Thị Điểm (34 tuổi), người con thứ hai trong vụ ba con gái mang xăng đốt nhà mẹ đẻ khiến cả 4 người bị bỏng nặng, đã không qua khỏi.
“Em gái tôi ra đi vào chiều qua, sau gần 1 tháng điều trị tại Viện Bỏng quốc gia. Do tôi phải ở viện chăm sóc mẹ, nên người thân ở nhà đã lo hậu sự cho em”, anh Điển cho hay.
Chị Điểm là người con gái thứ hai ra đi trong vụ án ba con gái đốt nhà mẹ đẻ. Trước đó, người con gái cả là Đỗ Thị Định đã qua đời ngày 18/11.
Cũng theo anh Điển, hiện sức khỏe bà Đều vẫn rất yếu. “Mẹ tôi đã nhận thức được nhưng vẫn phải điều trị, chưa thể thực hiện phẫu thuật”, anh Điển nói. Trong khi đó, người con gái út bị bỏng nhẹ nhất, vẫn đang điều trị tại bệnh viện.
>>>Xem thêm: Con rể vụ 3 con gái đốt nhà mẹ: ‘Vợ tôi ra đi vậy là giải thoát cho cô ấy rồi’